Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Các bước thực hiện xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Cá nhân, tổ chức làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam ( gọi chung là thương nhân ) nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại Sở Y tế Nam Định.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế kiểm tra tính phù hợp với các quy định của Nhà nước, và thẩm định tại cơ sở của thương nhân xin cấp giấy chứng nhận.


Sở Y tế sẽ thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho thương nhân hoàn chỉnh bộ hồ sơ nếu nội dung của tiêu chuẩn cơ sở hoặc nhãn sản phẩm chưa phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thương nhân nhận Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại Trung tâm giao dịch hành chính “ Một cửa ” Sở Y tế.

Hồ sơ bao gồm:
Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( theo mẫu số 1  Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành ( có đóng dấu )- theo mẫu số 2
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài ( bản sao công chứng )

Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan qảun lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng với nước khoáng thiên nhiên phải  thêm Phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.

Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn ( có đóng dấu của thương nhân )

Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận đã được cấp ( bản sao )
  Bản sao Giấy chứng nhận sở hưu nhãn hiệu hàng hoá ( nếu có )
Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ chứng nhận cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
  Bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất ( áp dụng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen

Yêu cầu
1. Sản phẩm thực phẩm phải công bố bao gồm:

  • Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.
  • Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại văn bản này.
  • Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.


2. Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy chế này.

3. Thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế ( Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ).
Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế ( Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ) nếu nước nhập khẩu yêu cầu.

4. Các thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nêu ở khoản 2 của Điều 4 nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn hoặc cơ quan được Sở Y tế ủy quyền.

5. Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( gọi tắt là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ) là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho thương nhân đã thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định bắt buộc áp dụng của pháp luật Việt Nam. Giấy chứng nhận này có giá trị ba (03) năm kể từ ngày ký và đóng dấu của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp

Bài đăng phổ biến