Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu về chất lượng thực phẩm nhập khẩu

Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu cần phải gửi mẫu để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế trước khi hàng nhập cảng.

Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm về cơ quan kiểm tra ít nhất 5 ngày trước khi hàng về đến cảng (cửa khẩu).
Các bước thực hiện

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để dự kiến trước phương thức kiểm tra đối với lô hàng (có thể gồm một hoặc nhiều lô sản phẩm) và xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra trong vòng 01 ngày làm việc.

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, phối hợp cùng chủ hàng, hải quan lấy mẫu kiểm tra tại địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký. Trong trường hợp chủ hàng tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi địa điểm tập kết trước khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan đã thông quan và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý thích hợp.

Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra lô hàng theo đúng thời gian qui định như sau:
Nếu lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian cần thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử đang tiến hành đối với các thực phẩm thuộc diện phải kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt. Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian cần thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử đang tiến hành đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm nhẹ.
Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ: không quá 02 ngày làm việc kể từ khi hàng về cảng đối với thực phẩm được quy định tại Điều 5 của Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.
Thông báo kết quả kiểm tra thuộc phương thức kiểm tra chặt và Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, phải kèm theo Phiếu kết quả thử nghiệm đối với từng lô sản phẩm khi giao cho chủ hàng nhập khẩu, đồng thời báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).


Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (mẫu 1).
Bản sao hợp pháp Tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu giáp lai của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) hoặc xác nhận sản phẩm được phép giải toả của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (khi chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm) theo quy định tại quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ Y tế.
Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan theo quy định: Bản sao hợp pháp Vận đơn (Bill of Lading), Bản sao hợp pháp hoá đơn hàng hoá (Invoice), Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), bản sao hợp pháp Bản liệt kê hàng hoá (Packing List), Bản sao hợp pháp Hợp đồng ngoại thương.
Giấy chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất xứ đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật dã qua chế biến tiệt trùng nhiệt độ cao (chỉ yêu cầu khi có công bố dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản).
Bản sao giấy chứng nhận kết quả phân tích thử nghiệm được chỉ định hoặc của nhà sản xuất có dấu, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền đối với thực phẩm chưa công bố tiêu chuẩn (nếu có).
Các chứng từ cần thiết liên quan để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhẹ, chỉ kiểm tra hồ sơ (nếu có).
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) của cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao chưa chưa công bố tiêu chuẩn.

Trong thời hạn không qua 05 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian cần thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử đang lưu hành, Topiclaw phối hợp với cơ quan nhà nước giúp quý khách hàng chỉ cần lo lắng cho khâu nhập khẩu mà không cần phải lo khâu xin giấy phép phức tạp này.

Liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí.

Bài đăng phổ biến